Lịch sử Nyala,_Sudan

Nyala là thủ đô của Đế quốc Daju, được thành lập xung quanh vùng Jebel Um-Kurdós. Tuy nhiên, nhiều di chỉ cổ vật, đồ gốm, hình ảnh khắc về các trận chiến, ngựa, động vật và săn bắn vẫn chưa được nghiên cứu.[2] Các địa điểm khảo cổ quan trọng nhất chưa được khai quật là Nari, Kedingnyir, Dobo, Simiat Hills, Jebel Keima, Kalokitting, Jebel Wara, và chính Jebel Marra.

Khi Vương quốc Anh xâm chiếm Sudan, vị tổng tư lệnh của Anh đã gặp Sultan Adam Suleiman vào năm 1932 để nắm được thông tin về nguồn nước và địa hình đất đai nhằm mục đích thiết lập trụ sở chính quyền Anh tại Darfur. Sultan Adam Suleiman đã lựa chọn Nyala cho mục đích đó.

Trong cuộc xung đột Darfur, hàng nghìn người tản cư đã tập trung gần thành phố với hy vọng được bảo vệ. Có một trại tị nạn ở phần phía nam của Nyala. Khoảng 90.000 người cư trú trong trại.[3][4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nyala,_Sudan ftp://ftp.atdd.noaa.gov/pub/GCOS/WMO-Normals/RA-I/... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/422997/N... http://i-cias.com/sudan/nyala.htm http://www.weatherbase.com/weather/weather.php3?s=... http://meteo-climat-bzh.dyndns.org/index.php?page=... //www.jstor.org/stable/41724725 http://rfkcenter.org/mohammed-ahmed-abdallah //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.thelocal.se/20070130/6249 http://news.bbc.co.uk/1/hi/7580778.stm